Man United và câu chuyện ‘những bông tuyết mong manh’

Phản ứng của các cầu thủ M.U lặp lại nhiều đến mức chúng ta phải tự hỏi rằng họ có phản thầy không? Thực ra để phản bội một người, cần phải có bản lĩnh rất lớn và quyết tâm rất cao mới làm được.

Man United: Vòng luẩn quẩn không biết bao giờ mới hết

1. Những ngày gần đây, báo chí thường tuồn ra một số tin đại khái như cầu thủ MU quan ngại vì không được nghỉ nhiều, hoặc cầu thủ MU nghi ngờ Erik ten Hag sẽ là trụ lại được ở MU sang mùa tới. Cách đây khoảng 3 tháng, khi phong độ của MU chạm đáy, khá giống bây giờ, báo chí cũng đồn đại rằng ten Hag không còn có được sự tin tưởng của các cầu thủ.

Đó là cách mà các cầu thủ MU phản ứng sau khi đội bóng trải qua chuỗi phong độ không tốt. Luôn luôn có những tin tức kiểu như vậy trên mặt báo. Điều này diễn ra không phải một lần mà là nhiều lần trong những năm quá. Có thể báo chí đã làm quá một số thông tin. Nhưng không có lửa thì đương nhiên không có khói.

Phản ứng của các cầu thủ MU lặp lại nhiều đến mức chúng ta phải tự hỏi rằng họ có phản thầy không? Thực ra để phản bội một người, cần phải có bản lĩnh rất lớn và quyết tâm rất cao mới làm được. Cầu thủ MU chưa đến mức nhẫn tâm như vậy. Chỉ là các họ phản ứng với thất bại, với khó khăn, khiến người ta tưởng họ muốn đâm sau lưng thầy.

Chính xác hơn thì một bộ phận lớn cầu thủ Man United là những bông tuyết mong manh, một thế hệ cầu thủ có tư tưởng snowflake, nhạy cảm với các chỉ trích, không dám đương đầu với các khó khăn và thử thách. Văn hóa này tồn tại ở MU năm này qua năm khác.

>>> Tham khảo ngay: Các trận bóng đá trực tiếp full HD <<<

một bộ phận lớn cầu thủ Man United là những bông tuyết mong manh
Một bộ phận lớn cầu thủ Man United là những bông tuyết mong manh

2. Sự mong manh và nhút nhát của các cầu thủ MU được thể hiện rõ qua 2 ví dụ tiêu biểu. Trong bài phỏng vấn mới nhất với Sky Bet, cựu huấn luyện viên Ole Gunnar Solskjaer tiết lộ rằng các ngôi sao của MU từ chối làm đội trưởng của đội bóng, và dù không muốn làm, nhưng họ cũng không dám nói trực tiếp với Ole, mà lại để người khác nói hộ.

3. “They had other people come up to me and say it. It was disappointing. It’s a different generation, it’s Gen Z. It’s petty and shows a lack of ambition.”, trích nguyên văn phỏng vấn của Ole. Tất nhiên, Ole có thể hơi quy chụp khi nói rằng Gen Z giờ như vậy. Nhưng áp dụng riêng với Man United, thì ông không sai.

Khi bạn không muốn làm một cái gì đó, bạn có thể từ chối thẳng thừng. Đó là cách hành xử của người trưởng thành. Nhưng bạn không muốn làm mất lòng người đối diện, hoặc nhút nhát, và bạn chọn cách nói gián tiếp hoặc vòng vo tam quốc, đấy là cách hành xử của một người chưa chín chắn.

Nhưng quan trọng hơn, nó cho thấy các cầu thủ MU không dám nhận trách nhiệm lớn. Họ sợ phải giơ đầu chịu bang mỗi khi đội thua trận, họ sợ thử thách, sợ đối đầu khó khăn. Thậm chí Ole còn cho biết một số cầu thủ còn sợ…phỏng vấn với báo chí. Thứ văn hóa ngại đối đầu này chưa từng xuất hiện ở MU dưới thời Sir Alex Ferguson. Nếu bạn chưa quên thì chính Roy Keane còn trả lời phỏng vấn với báo chí, chỉ trích đích danh một số cầu thủ MU chơi tệ khi thua Borough 1-4 vào năm 2005. Đừng bao giờ quên rằng MU dưới thời SIr Alex là tập hợp của những thủ lĩnh thực thụ. Họ dám nhận trách nhiệm về mình, bất luận họ có đeo băng đội trưởng hay không.

Văn hóa đấy đã không còn ở MU trong 11 năm qua. Giờ đây, thay vì thắng thắn nhận trách nhiệm mỗi khi thua trận, người ta lại thấy các cầu thủ MU tuồn tin ra cho báo chí rằng họ bất mãn với cường độ tập luyện, với huấn luyện viên. Đó không phải là cách một đội bóng lớn vượt qua khó khăn và thất bại.

Nếu bạn còn cho rằng một số cầu thủ MU có tinh thần snowflake, vậy thì ví dụ thứ 2 sẽ chỉ đích danh cầu thủ cụ thể. Đó là Jadon Sancho. Đầu mùa giải, Erik ten Hag nói Sancho tập luyện không đủ tốt, và đó là lý do anh không được đăng ký trong trận gặp Arsenal. Nhưng thay vì tập luyện để chứng minh thầy sai, Sancho lại lên mạng thanh minh, rồi sau đó người ta thấy Sancho có ngày chơi điện tử tới 2h sáng. Ten Hag có thể quá cứng nhắc trong việc sử dụng Antony mà bỏ qua Sancho, nhưng Sancho cũng không khá hơn Antony, thậm chí tệ hơn cầu thủ người Brazil ở khía cạnh tập luyện.

Cách xử lý vấn đề của Sancho cho thấy rõ sự trẻ con và chưa chin chắn của cậu, nhưng nó cũng giống với cách mà Pogba phản ứng với Mourinho. Chưa bao giờ ở MU người ta thấy nhiều “bông tuyết” đến như vậy.

4. Nhưng tại sao MU xuất hiện nhiều cầu thủ có tính cách snowflake như thế? Không thể đổ lỗi cho việc vì họ là gen Z, vì có rất nhiều cầu thủ khác cũng thuộc gen Z nhưng không có sự mỏng manh yếu đuối như thế.

Đầu tiên, là việc cầu thủ MU được cưng chiều quá nhiều trong những năm qua. MU luôn đem về các cầu thủ có giá trị chuyển nhượng cao, hưởng mức lương cũng trên trời. Điều này khiến những cầu thủ MU nghĩ rằng họ có quyền muốn làm gì thì làm. Cầu thủ biết chắc rằng kể cả họ có đá tệ, họ vẫn sẽ ở lại MU, vì lương cao khiến các đội khác muốn mua hoặc mượn cũng rất khó. Được dung dưỡng trong một môi trường như vậy, nên các cầu thủ MU có tâm lý bệnh ngôi sao cũng không có gì khó hiểu.

Nhưng buồn cười ở chỗ họ nghĩ mình là ông sao, nhưng khi bảo chịu trách nhiệm, họ lại không dám làm điều đó.

Tiếp theo, đó là MU thiếu một thủ lĩnh thực sự ở phòng thay đồ, một cầu thủ có dáng dấp “đại ca”, dám chỉ trích các cầu thủ khi họ có thái độ không tốt. Kể từ sau sự ra đi của Wayne Rooney, MU mất hẳn đi một cầu thủ có cá tính mạnh mẽ, thậm chí lấn át đi các cầu thủ khác. Thực ra United có một thời gian ngắn có Ibrahimovic, một cầu thủ có cá tính và bảo được đàn em, nhưng anh lại chỉ đá được 1 mùa rưỡi ở United, trong đó chấn thương từ tháng 4/2017 tới đầu năm 2018 rồi ra đi. Hiện nay chúng ta có Casemiro, nhưng anh bị chấn thương từ tháng 11 tới đầu năm nay mới trở lại.

>>> Click tại đây để xem: Highlight bóng đá mới nhất <<<

M.U thiếu một thủ lĩnh thực sự ở phòng thay đồ
M.U thiếu một thủ lĩnh thực sự ở phòng thay đồ

Còn lại, những Young, Valencia, de Gea đều thuộc dạng sống lâu lên lão làng, và bản thân họ cũng không phải dạng cầu thủ có cá tính mạnh mẽ. Điều này khiến Ole bất đắc dĩ phải dùng Maguire làm đội trưởng.

Chính vì thiếu một đàn anh, nên các cầu thủ MU không có ai để vực họ dậy sau mỗi thất bại, điều này khiến tâm lý chán nản ngày càng lớn dần. Cộng thêm với việc họ không có thói quen đối đầu với khó khăn, dẫn đến rò rỉ các thông tin về sự lục đục trong phòng thay đồ.

Môi trường của MU hiện nay là môi trường không có sự thẳng thắn, không có sự trao đổi trực tiếp, mà người ta chỉ “diễn” với nhau, trong khi cảm xúc thật thì bị đưa lên mặt báo. Erik ten Hag đã từng cố xóa bỏ đi văn hóa tiêu cực ấy trong mùa đầu tiên, nhưng nó lại xuất hiện ở mùa giải này.

Vòng luẩn quẩn như thế này, bao giờ mới hết?

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET