Thủ môn Brazil, “đặc sản” ít ai để ý của đội tuyển vàng xanh

Xuyên suốt dòng lịch sử, vị trí người gác đền luôn bị xem là mắt xích yếu nhất trong đội hình toàn sao của đội tuyển xứ sở Samba. Nhưng giờ đây, người Brazil có quyền tự hào khi có tới hai thủ môn thuộc hàng “World Class” trong khung gỗ: Alisson Becker và Ederson. Điều này khiến người hâm mộ cũng như giới truyền thông phải có cái nhìn khác về tài năng, trình độ của các thủ thành Selecao. Dưới đây, cùng tạp chí soi kèo Xôi Lạc TV khám phá xem đâu là những thủ môn Brazil kiệt xuất nhất xưa nay.

Nghịch lý thủ môn Brazil

thu-mon-brazil
Thủ môn Brazil

Nhắc đến ĐTQG Brazil, người ta nghĩ ngay đến một đội bóng có lối chơi tấn công đẹp mắt, ngẫu hứng và cực kỳ cống hiến.

Sắc vàng xanh Nam Mỹ là cái nôi sản sinh không ít những ngôi sao tấn công huyền thoại như Garrincha, Zico, Ronaldinho, Ronaldo de Lima hay Pele… Tuy nhiên, để những ngôi sao này tỏa sáng trên hàng công, họ phải có một hậu phương vững chắc.

Thế nhưng tuyệt nhiên trong những chiến thắng của Selecao, hào quang luôn dành cho những cầu thủ tấn công và ngược lại, những lần thất bại, thủ môn Brazil luôn là những người phải “giơ đầu chịu báng”.

Ngày còn thi đấu cho Inter Milan, Julio Cesar từng chia sẻ: “Khi tôi chuyển sang chơi bóng tại Italy, mọi người vẫn còn nói về những sai lầm của Waldir Peres, họ đặt dấu hỏi về trình độ của các thủ môn Brazil”.

Vậy Waldir Peres là ai? Thực tế, ông cũng là nạn nhân của sự ác cảm và định kiến mà người châu Âu dành cho các thủ thành đến từ xứ sở Samba.

Dù rằng Waldir phạm sai lầm khi để bóng trượt khỏi tay và lăn vào lưới trong một trận đấu với Liên Xô tại vòng bảng World Cup 1982. Tuy nhiên, trong trận đó, đội tuyển Brazil vẫn giành chiến thắng 2-1.

Nhưng ở vòng knock-out, Brazil thất bại đầy cay đắng trước ĐT Ý với tỷ số 2-3, nơi Paolo Rossi đã ghi hat-trick vào lưới Peres. Thế nhưng, không thể đổ lỗi cho Peres trong cả ba bàn thua này. Có chăng là do các cầu thủ Brazil quá mải mê dâng cao tấn công trong một trận đấu mà họ chỉ cần hòa để tiến vào bán kết.

Brazil thất bại với đội hình vàng gồm toàn những ngôi sao “số má” như Falcao, Zico hay Socrates. Người hâm mộ dường như không thể chấp nhận được kết quả và họ tìm một kẻ chịu trận. Không ai khác đó là Peres.

Bi kịch từ World Cup 1950

moacyr-barbosa-bi-kich-tu-world-cup-1950
Moacyr Barbosa – Bi kịch từ World Cup 1950

Nhưng những tiếng la ó hay những lời miệt thị mà người hâm mộ dành cho Waldir Peres vẫn chưa là gì so với sự “ghẻ lạnh” mà người dân Brazil dành cho thủ thành tội nghiệp Moacyr Barbosa.

Đó là kỳ World Cup 1950 được tổ chức tại quê hương Brazil. Selecao với ưu thế nước chủ nhà và dàn sao “thượng hạng” như Zizinho, Ademir, Danilo, Chico… băng băng về đích với những thắng lợi đầy thuyết phục trước Thụy Điển (7-1) và Tây Ban Nha (6-1) để tới trận đấu cuối cùng.

Đội bóng vàng xanh gần như nắm chắc chức vô địch thế giới lần đầu tiên với điều kiện chỉ cần hòa Uruguay ở trận cuối.

Tuy nhiên, mọi kỳ vọng của hàng ngàn CĐV tại sân Maracana đã trở thành bi kịch chỉ vì một cái tên, thủ môn Moacyr Barbosa (năm đó 29 tuổi).

Sau khi hai đội hòa 1-1 đến phút 79, kết quả này đủ để Brazil đăng quang, nhưng Barbosa không thể cản được quả căng ngang dẫn đến bàn thắng quyết định 2-1 của Uruguay.

Hơn 100.000 khán giả Brazil trên sân như chết lặng và chính nỗi đau thua trận quá lớn khiến họ không bao giờ tha thứ cho sai lầm của Barbosa. Nên nhớ, thời điểm đó Barbosa đang được ca ngợi là thủ môn xuất sắc nhất thế giới.

Nhưng chỉ một trận đấu đã khiến Barbosa trở thành cái tên bị nguyền rủa nhất lịch sử bóng đá xứ sở Samba. Chính thủ môn Brazil cũng không ngờ rằng ông phải chịu một số phận bi kịch và cay đắng đến vậy.

Những ngày cuối đời vào năm 2000, Barbosa đã phải thốt lên: “Ở Brazil, người ta phạt tù tối đa 30 năm. Vậy mà 50 năm qua, họ vẫn không thể tha thứ cho tôi”.

20 năm sau tại World Cup 1970, Brazil dù lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 3 nhưng thủ môn Felix cũng bị người hâm mộ xem là mắt xích yếu nhất và chỉ là người đứng cho “đủ tụ” cùng đội hình toàn sao của Selecao. Không có bất kỳ lời tán dương nào dành cho nhà vô địch thế giới nhưng cũng thật may, ông không mắc phải bất kỳ sai lầm nào.

Từ Taffarel đến Julio Cesar: Người hóa giải “lời nguyền”

thu-mon-brazil-claudio-taffarel
Thủ môn Brazil – Claudio Taffarel

Tới nay, thủ môn Brazil đầu tiên được châu Âu công nhận và có khoảng thời gian thi đấu tại lục địa già là Claudio Taffarel, người gác đền trong khung gỗ Selecao tại World Cup 1990, 1994 và 1998. Ông cùng các đồng đội Bebeto, Romario đăng quang chức vô địch Wolrd Cup 1994 trên đất Mỹ.

Nhờ Taffarel, bóng đá Brazil đã phần nào hóa giải lời nguyền ở vị trí người gác đền. Thật ra trước đó 4 năm tại World Cup 1990, Taffarel (năm đó 24 tuổi) sau khi để lọt lưới trong trận gặp Argentina và khiến đội nhà về nước, ít ai tin rằng thủ môn này có thể tỏa sáng.

Tuy vậy, cuối cùng, cái tên được giới mộ điệu nhắc đến nhiều nhất sau chức vô địch World Cup 1994 không phải là những Bebeto, Dunga hay Romario… mà chính là Claudio Taffarel, khi ông đã cản phá những quả đá 11m tuyệt vời, giúp Brazil đánh bại tuyển Ý 3-2 trong loạt luân lưu ở trận chung kết.

Định kiến của người châu Âu về những thủ môn Brazil phần nào được gạt bỏ. Ở cấp CLB, Taffarel chuyển tới khoác áo các CLB Parma, Reggiana và Galatasaray. Ông được xem là người mở đường cho các thủ thành Brazil ra nước ngoài thi đấu ở những năm 1990.

Sau Taffarel, lần lượt những Dida, Marcos, Gomes… xuất ngoại sang châu Âu chơi bóng. Trong số đó, Julio Cesar là một trong những “người nhện” thành công nhất với những vinh quang trong màu áo Inter.

Cesar được giới chuyên môn đánh giá rất cao, anh toàn diện từ khả năng phản xạ, chỉ huy hàng thủ, làm chủ khu vực 16m50 đến những pha cản phá cực giỏi trên chấm penalty hoặc đá phạt.

Chính Cesar là một nửa của sức mạnh Nerazzurri và và góp phần đưa CLB nước Ý thăng hoa ở mùa giải 2009/10 với cú ăn 3 thần thánh.

Trong 7 năm khoác áo Inter Milan, Cesar giành được 5 Scudetto, 3 Coppa Italia và 1 UEFA Champions League. Anh cũng có 87 lần khoác áo ĐT Brazil và tham dự 3 vòng chung kết World Cup.

Cesar cũng được đề cử trong danh sách Quả bóng vàng năm 2009, 2 lần giành giải thủ môn xuất sắc nhất giải VĐQG Ý và 1 lần là thủ môn xuất sắc nhất của UEFA.

Gilmar – Thủ môn Brazil vĩ đại nhất lịch sử

gilmar-thu-mon-brazil-vi-dai-nhat-lich-su
Gilmar – Thủ môn Brazil vĩ đại nhất lịch sử

Dù Taffarel và Cesar được xem là người mở đường cho thành công của thủ môn Brazil tại châu Âu nhưng thủ môn được người dân xứ sở Samba tôn sùng nhất là Gilmar Santos, người được gọi với biệt danh “Người gác đền của Pele”.

Gilmar (có tên đầy đủ là Gylmar dos Santos Neves) sinh ra ở Sao Paulo và bắt đầu sự nghiệp tại CLB quê hương Jabaquara. Năm 1951, ông chuyển đến Corinthians, và cùng CLB lên ngôi tại Campeonato Paulista vào các năm 1951, 1952 và 1954.

Năm 1961, Gilmar ký hợp đồng với Santos, trở thành đồng đội của Pele. Cùng nhau họ vô địch Campeonato Paulista tới 5 lần (1962, 1964, 1965, 1967, 1968), giành được hai cú đúp Copa Libertadores và Cúp Liên lục địa (1962 và 1963).

Ở cấp độ ĐTQG, Gilmar cùng Brazil nâng cao cúp vàng World Cup vào năm 1958 tại Thụy Điển và 1962 tại Chile. Tổng cộng, ông có 94 lần khoác áo ĐTQG.

Sở hữu phản xạ nhanh nhẹn, điềm tĩnh trước áp lực và cực giỏi trong khả năng một chọi một, Gilmar như “vị thần” làm bệ phóng cho những ngôi sao trên hàng công Brazil thỏa sức tung hoành.

Không những người dân Brazil mà Gilmar còn được các chuyên gia xem là thủ môn Brazil xuất sắc nhất mọi thời.

Thủ môn Brazil: Ederson và Alisson đẳng cấp thế giới

Như Xoilac TV đã đề cập, sau thời kỳ của Gilmar, Brazil cũng giới thiệu thêm những người gác đền xuất sắc như Taffarel, Marcos, Dida, Cesar,… nhưng chưa bao giờ họ phải đau đầu trong việc lựa chọn ai là thủ môn số 1 của đội tuyển như hiện nay. Bởi giờ đây, họ có tới 2 cái tên ở đẳng cấp hàng đầu: Alisson và Ederson

Không đơn thuần là cuộc chiến cạnh tranh vị trí số 1, cả Alisson và Ederson còn có thể phải so kè với nhau trong nhiều năm tới bởi Ederson (30) và Alisson (31) cũng chỉ vừa bước sang tuổi 30.

Những gì cả hai đang thể hiện ở những mùa giải gần đây trong màu áo hai ông lớn châu Âu là Liverpool và Man City cho thấy, họ đều xứng đáng được đứng trong khung gỗ đội tuyển Selecao.

Dưới thời Tite, ưu thế tạm nghiêng về thủ thành của Alisson nhưng hiện tại, Ederson mới là sự lựa chọn số 1 của tân HLV trưởng Fernando Diniz.

Alisson có lần đầu tiên được triệu tập lên tuyển hồi tháng 5/2015 tham dự Copa America. Kể từ đó tới nay, thủ thành sinh năm 1992 đã có 63 lần khoác áo đội tuyển vàng xanh.

Với Ederson, thủ môn 30 tuổi cũng từng được gọi vào đội hình Brazil chuẩn bị cho Copa America 2015 nhưng phải rút lui sau đó vì chấn thương. Phải tới tháng 10/2017, Ederson mới có lần đầu tiên ra sân chính thức cho Brazil tại vòng loại World Cup 2018. Anh cũng kịp có cho mình 25 lần ra sân trong màu áo Selecao.

ederson-la-thu-mon-dang-cap-hang-dau-hien-nay
Ederson là thủ môn đẳng cấp hàng đầu hiện nay

Alisson và Ederson được đánh giá ngang tài ngang sức. Điểm mạnh của Ederson là khả năng xử lý bóng bằng chân.

Trong mùa giải 2021/22, Ederson có tỷ lệ chuyền bóng chính xác lên đến 89%. Đối với các đường chuyền ngắn và trung bình, anh ấy thậm chí đạt tỷ lệ 100%. Rất nhiều chuyên gia nhận định Ederson là thủ môn có đôi chân xuất sắc nhất thế giới.

Nhưng điều khiến Ederson nổi bật là khả năng chơi bóng bình tĩnh dưới áp lực, đọc trận đấu thông minh, phản xạ tốt và rất giỏi trong việc chỉ huy hàng thủ. Ederson cũng là ngôi sao sáng nhất trong trận chung kết Champions League mùa 2022/23.

Không phải Rodri mà chính những pha cứu thua của Ederson trước các chân sút Inter đã giúp The Citizens có lần đầu tiên lên ngôi tại đấu trường lớn nhất châu Âu.

alisson-becker-duoc-vi-nhu-messi-cua-gioi-thu-mon
Alisson Becker được ví như “Messi của giới thủ môn”

Còn với Alisson, thủ môn Brazil này cũng là người chơi phát động tấn công bằng chân rất giỏi. Truyền thông Brazil thậm chí gọi Alisson là “Messi trong giới thủ môn”.

Nhưng điểm mạnh nhất của thủ thành Liverpool nằm ở các tình huống một chọi một với tiền đạo đối phương. Khả năng này tạo điều kiện cho Klopp triển khai một hàng thủ dâng cao tại Liverpool, đó là bản lề trong chiến thuật “gegenpressing” đặc trưng của chiến lược gia người Đức.

Cách chơi dâng cao của The Kop khiến Alisson phải đối mặt với nhiều tình huống cứu thua hơn. Kể từ khi chuyển đến Anfield vào năm 2018, Alisson cũng là thủ môn có số pha cứu thua nhiều nhất Ngoại hạng Anh.

Các huấn luyện viên thường rất ít thay thế vị trí thủ môn, trừ khi phong độ của họ quá tệ hay tâm lý đang gặp vấn đề. Với Alisson và Ederson, Brazil có thể tự hào họ đang sở hữu hai trong số những người gác đền xuất sắc nhất hiện nay.

Do vậy chỉ cần Alisson hay Ederson tỏa sáng giúp Brazil một lần nữa mang về vinh quang ở đấu trường World Cup, những nghịch lý bấy lâu nay khi nói về thủ môn Brazil sẽ mãi mãi được xóa bỏ.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được câu chuyện về những thủ môn Brazil và đừng quên thường xuyên ghé thăm Xoilac.TV để cập nhật lịch thi đấu, kết quả bóng đá cùng những bài viết nhận định, soi kèo từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET