Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League khi nào và vì sao?

Cúp C1 đang ngày càng chứng tỏ vị thế của đấu trường hàng đầu thế giới. Hội tụ những ông lớn tên tuổi nhất, những ngôi sao sáng giá nhất giới túc cầu, giải đấu có gần 70 năm tuổi này đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với giới mộ điệu. Khi mà vòng quay của mùa giải thứ 68 cúp C1 vừa mới bắt đầu, Xoi Lac TV sẽ cùng bạn nhìn lại những nét nổi bật của đấu trường này và những điều thú vị liên quan đến sự kiện Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League.

Giải bóng đá Cúp C1 tầm cỡ thế nào?

giai-bong-da-cup-c1
Giải bóng đá Cúp C1

Cúp C1 (hay ngày nay được biết đến với tên gọi UEFA Champions League) là giải bóng đá thường niên dành cho các câu lạc bộ lớn nhất châu Âu được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá UEFA. Đây được xem là sân chơi số 1 thế giới cấp độ CLB.

Ý tưởng tổ chức giải đấu được thảo luận từ những năm 20 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, dự án vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Ngay cả thời điểm trước khi cúp C1 được ra đời vào năm 1955, cuộc họp của UEFA tại Vienna cũng không thể đạt đủ số phiếu cần thiết để chính thức khai sinh giải đấu.

Tuy nhiên, không có điều gì có thể ngăn cản những người quyết tâm. Cũng trong năm 1955, đội vô địch nước Anh, Wolverhampton Wanderers đã mở đầu bằng việc tổ chức các trận giao hữu với các đội bóng hàng đầu châu Âu.

Đội chủ sân Molineux đánh bại Spartak Moscow trên sân nhà rồi sau đó tiếp tục giành chiến thắng trước nhà vô địch Hungary – Honved, một trong những CLB mạnh nhất những năm 1950 với thế hệ vàng mà nổi bật là huyền thoại Ferenc Puskas. Khán giả đến sân theo dõi rất đông.  

Chính sự thành công trong những trận giao hữu ấy đã khiến cả châu Âu phải nhìn lại về việc tổ chức một giải đấu tầm cỡ châu lục. Để rồi mùa thu năm 1955, Cúp C1 lần đầu tiên được tổ chức dưới tên gọi “European Champion Clubs’ Cup” và giải đấu ban đầu chỉ dành cho các nhà vô địch của các hiệp hội thành viên và thi đấu theo thể thức knock-out.

Và hiện tại Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao giải đấu được đổi tên và sự kiện này diễn ra khi nào.

Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League thời gian nào?

cup-c1-duoc-doi-ten-thanh-uefa-champions-league-khi-nao
Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League khi nào?

Mặc dù bóng đá đã ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng năm 1992 đánh dấu một bước tiến mới đột phá trong dòng chảy của bóng đá hiện đại. Từ đó, bóng đá đỉnh cao đã thay đổi đáng kể so với những gì chúng ta từng biết về môn thể thao vua.

Sau nhiều năm chuẩn bị và các cuộc họp tổ chức công phu, hai giải đấu cấp CLB danh tiếng nhất trên thế giới đã ra đời gần như cùng một thời điểm vào năm 1992. Đó là Premier League (Ngoại hạng Anh) của Anh và UEFA Champions League (cúp vô địch CLB châu Âu) của UEFA.

Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League chính thức khởi đầu từ mùa bóng 1992-1993, với hàng loạt sự cải tiến và đổi mới về thể thức thi đấu, bản quyền truyền hình, tiền thưởng và số lượng các CLB tham dự.

Giờ đây, không chỉ các nhà vô địch của các giải VĐQG châu Âu được góp mặt mà sân chơi UEFA Champions League còn chào đón sự hiện diện của các đội bóng đứng thứ 2, 3 và 4 từ các giải đấu. Số lượng CLB của mỗi hiệp hội thành viên sẽ được phân bổ dựa trên BXH của UEFA.

Những thay đổi này đã làm tăng thêm tính hấp dẫn và sự cạnh tranh cho cúp C1. Giới nghiên cứu lịch sử bóng đá thống nhất rằng năm 1992 chính là cột mốc quan trọng mở ra kỷ nguyên hiện đại của bóng đá đỉnh cao, và tính đến nay đã tròn 31 năm.

Hiện nay, tiền thưởng hàng năm của UEFA Champions League đã đạt con số kỷ lục hơn 2 tỷ euro (ở mùa bóng 2022/23), chưa kể khoản tiền từ việc bán bản quyền truyền hình, con số này còn lớn gấp nhiều lần. Đây cũng là sân chơi lý tưởng cho các câu lạc bộ danh tiếng để xây dựng tên tuổi của họ và thu hút người hâm mộ và tài trợ từ khắp nơi trên thế giới.

Trong quá khứ, các HLV hàng đầu như Mourinho và Alex Ferguson khẳng định UEFA Champions League mới thực sự là giải đấu số một trên thế giới, thay vì FIFA World Cup. Điều này đã thể hiện, sau gần 70 năm phát triển, giải bóng đá của các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu đã nổi lên như đấu trường cao cấp nhất trong thế giới túc cầu.

Kỷ nguyên UEFA Champions League mở ra điều gì?

ky-nguyen-uefa-champions-league-mo-ra-dieu-gi
Kỷ nguyên UEFA Champions League mở ra điều gì?

Dĩ nhiên, việc UEFA Champions League vẫn dựa trên nền tảng cũ của cúp C1. Nhưng cách thức tổ chức và giá trị thương mại mới đã mang đến hàng loạt thay đổi chuyên môn cùng với những hệ lụy quan trọng.

Một trong những thay đổi quan trọng nhất là việc UEFA Champions League giới thiệu vòng đấu bảng và mở cửa rộng rãi cho nhiều đội tham gia từ các quốc gia khác nhau.

Ví dụ, để thấy sự khác biệt. Lần cuối cùng Real Madrid vô địch Cúp C1 châu Âu trước khi UEFA Champions League ra đời là vào năm 1966 sau khi Los Blancos vượt qua các đội như Kilmarnock (Scotland), Anderlecht (Bỉ), Inter (Ý), và Partizan (Nam Tư).

Đó là cúp C1 thứ 6 của Real trong 11 năm. Tuy nhiên, phải mất đến 32 năm, Real mới có thể lại đứng trên đỉnh vinh quang (vô địch UEFA Champions League năm 1998).

Còn Barcelona là đội cuối cùng đoạt cúp C1 (năm 1992) trước khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League vào mùa bóng 1992-1993. Trước đó, Barcelona chỉ vô địch Tây Ban Nha 2 lần trong 30 năm (năm 1961 và 1990). Điều này đồng nghĩa, họ sẽ không được tham dự cúp C1 trong phần lớn thời gian giai đoạn trước mà đã không góp mặt thì làm sao có cơ hội đăng quang!

Ngày xưa, việc giành cúp C1 thật dễ (như ví dụ về hành trình của Real), nhưng để tham gia giải đấu này là rất khó khăn vì nó chỉ dành cho các nhà vô địch giải VĐQG. Tuy nhiên, bây giờ mọi thứ đã thay đổi: tham gia Champions League trở nên dễ dàng hơn, nhưng việc đoạt cúp lại trở nên khó khăn hơn bội phần.

Còn nhớ chiến tích “ăn ba” của Manchester United vào năm 1999, Quỷ đỏ đã vô địch UEFA Champions League mùa giải năm đó theo đúng nghĩa đen là giải đấu của những đội vô địch khi họ liên tiếp phải đối đầu với Barcelona, Inter Milan, Juventus hay Bayern Munich.

Tuy nhiên, Manchester United tham dự giải đấu năm đó chỉ với tư cách là đội á quân EPL. Nếu Champions League vẫn giữ thể thức cũ thì chiến tích thần kỳ của Man United sẽ không bao giờ xảy ra.

Do đó, hiện nay, các CLB tham gia giải VĐQG không nhất thiết để tranh đoạt ngôi vô địch. Ở Premier League, việc vào top 4 là đủ, vì Premier League có được 4 suất dự Champions League trong mùa bóng tiếp theo.

Một khi đã có vé tham dự Champions League, thì đội bóng đó sẽ đảm bảo thi đấu ít nhất 6 trận và được chia số tiền bản quyền khổng lồ. Điều đó kéo theo việc các ông lớn đặt ưu tiên hàng đầu là giữ vững vị trí trong top 4 hoặc top 3 (tùy theo quốc gia) để luôn có mặt tại sân chơi UEFA Champions League.

Sự đầu tư của các CLB vì thế cũng tăng lên đáng kể và chất lượng đội hình bây giờ của các đội bóng thậm chí còn mạnh hơn cả ĐTQG. Các HLV tài năng hiện nay cũng thường làm việc cho các CLB lớn thay vì cấp độ đội tuyển.

Và chính việc Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League đã mở ra một kỷ nguyên mới của bóng đá hiện đại, nơi người hâm mộ được chứng kiến những trận cầu đỉnh cao vô cùng nóng bỏng trong mỗi mùa giải.

Những thay đổi của cúp C1 kể từ khi đổi tên

nhung-thay-doi-khi-cup-c1-duoc-doi-ten-thanh-uefa-champions-league
Những thay đổi khi cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League

Kể từ mùa giải 1991/92, Cúp C1 đã thực hiện một hình thức thi đấu mới. Sau khi 8 đội vào tứ kết, họ được chia thành hai bảng thi đấu vòng tròn. Tất nhiên, vẫn tổ chức 2 trận sân nhà và sân khách cho mỗi cặp đấu. Cuối cùng, UEFA sẽ lựa chọn 2 đội dẫn đầu mỗi bảng để tham gia trận chung kết.

Chỉ sau một năm kể từ khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League, tứ kết vẫn bao gồm 8 đội, nhưng một vòng bán kết bổ sung đã xuất hiện. Trận bán kết được tổ chức giữa đội đứng đầu bảng này và đội đứng thứ hai của bảng kia, nhưng chỉ có một trận duy nhất được tổ chức tại sân của đội dẫn đầu bảng.

Sau đó, UEFA mở rộng số đội tham gia, cho phép các quốc gia có thành tích cao cử 2 đại diện tham gia gồm đội vô địch và á quân. Số đội tham dự cũng tăng lên 16 và được chia thành 4 bảng đấu. Sau vòng bảng, 8 đội dẫn đầu bốn bảng vào tứ kết và thi đấu loại trực tiếp để tiến đến trận chung kết.

Từ mùa giải 2018/19, UEFA đã cấp 4 suất tham gia vòng bảng Champions League cho các giải vô địch quốc gia từ hạng 1 đến 4. Luật thi đấu cũng đã thay đổi. Từ vòng loại, huấn luyện viên có thể thay thế cầu thủ thứ 4 trong trường hợp đội bóng phải thi đấu hiệp phụ.

Các thay đổi, cải tiến vẫn tiếp tục trong những năm gần đây. UEFA nhận thức rằng việc gia tăng số lượng câu lạc bộ tham gia giải đấu có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ.

Thể thức mới UEFA Champions League mùa 2024/25

Theo thông tin được XoilacTV tìm hiểu, số đội tham dự Champions League từ mùa giải 2024/25 sẽ tăng lên con số 36, và được phân hạng hạt giống dựa trên thành tích trong 5 năm gần nhất.

Giai đoạn vòng bảng sẽ không còn tồn tại nữa, thay vào đó, chỉ còn một bảng xếp hạng duy nhất cho 36 đội tham gia giải đấu. Mỗi đội sẽ phải đấu 8 trận, gồm 4 trận sân nhà và 4 trận sân khách.

Ở vòng đấu đầu tiên, việc sắp xếp cặp đấu sẽ dựa trên kết quả của việc phân hạt giống. Đội hạt giống số 1 sẽ đối đầu với đội hạt giống số 36, trong khi đội hạt giống số 2 sẽ chạm trán với đội hạt giống số 35.

Ở vòng 2, các đội chiến thắng ở vòng 1 sẽ đối đầu với nhau, các đội hòa gặp nhau, và các đội thua gặp nhau. Các vòng đấu sau đó sẽ có càng nhiều cuộc đối đầu hấp dẫn giữa các đội mạnh, tạo nên những cuộc chiến đầy kịch tính.

Sau 8 vòng đấu, 8 đội đứng đầu bảng xếp hạng sẽ trực tiếp vào vòng loại trực tiếp Champions League, trong khi 8 đội xếp từ vị trí thứ 9 đến 24 sẽ tham gia buổi bốc thăm để xác định các cặp đấu quyết định chủ nhân của 8 vé còn lại.

Kể từ vòng 16 đội trở đi, thể thức sẽ quay trở lại bình thường như các mùa giải trước đây.

Cúp UEFA Champions League

cup-uefa-champions-league
Cúp UEFA Champions League

Thời điểm Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League cũng là lúc mà bản nhạc hiệu huyền thoại và quả bóng với 8 ngôi sao 5 cánh ra đời. 8 ngôi sao là biểu tượng của 8 đội bóng đã thành công bảo vệ chức vô địch C1 trong lịch sử gồm Real Madrid, Benfica, Inter Milan, AC Milan, Ajax, Bayern Munich, Liverpool và Nottingham Forest.

 Còn về chiếc cúp UEFA Champions League, nó có chiều cao 74cm, nặng 8kg và có giá trị vô cùng ấn tượng, ước tính khoảng 200 nghìn francs (tương đương hơn 4,5 tỷ đồng Việt Nam).

Nhà vô địch bên cạnh việc được trao tặng 20 tấm huy chương vàng, còn được UEFA tặng một bản sao thu nhỏ của chiếc cúp phiên bản gốc. Hơn nữa, họ được quyền tạm sở hữu chiếc cúp thật trong vòng một năm, nhưng phải đảm bảo rằng chiếc cúp được trao trả cho UEFA “trong tình trạng nguyên xi” – mọi hỏng hóc hoặc tổn thất sẽ bị phạt nặng.

Trước năm 2009, UEFA thiết lập một quy định độc đáo rằng nếu một câu lạc bộ đoạt chức vô địch Champions League ba lần liên tiếp hoặc năm lần trong lịch sử, họ sẽ có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp.

Điều luật này đã giúp Real Madrid (11 lần vô địch), AC Milan (7 lần), Bayern Munich (5 lần, trong đó có 3 lần liên tiếp), Liverpool (5 lần), Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp) sở hữu chiếc cúp thật vĩnh viễn.

Tuy nhiên, kể từ năm 2009, UEFA đã quyết định bỏ quy định này và quyết định giữ vĩnh viễn chiếc cúp gốc nguyên bản. Thay vào đó, bây giờ nếu một CLB đoạt chức vô địch 5 lần hoặc 3 lần liên tiếp, họ sẽ được tặng một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của đội bóng đó sẽ được khắc trên đó. Và Barcelona với chiến tích vô địch ở mùa giải 2014-2015 đã vinh dự nhận được điều đó.

Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh sự kiện cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League ở mùa giải 1992-1993. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với quý độc giả. Đừng quên thường xuyên ghé Xoilac.TV để cập nhật lịch thi đấu bóng đá c1, bảng xếp hạng, kết quả và thông tin thú vị về giải đấu. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi bài viết!

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET